Các yếu tố có hại trong môi trường sản xuất

Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương: NLĐ bị biến đổi chức phận sinh lí hệ thống thần kinh trung ương gây cảm giác mệt mỏi, giảm trí nhớ ,kém nhạy cảm, nhức đầu chóng mặt buồn nôn…

Đồng thời còn bị rối loạn chuyển hoá nước, muối khoáng do cơ thể phải tăng tiết mồ hôi để cân bằng nhiệt. Sau ca lao động, mỗi người bài tiết từ 2 đến 5 lít mồ hôi, ảnh hưởng đén cơ quan tuần hoàn và tiêu hoá có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận và bài tiết dịch vị dạ dầy …

NLĐ có thể chuyển sang trạng thái bệnh lí như say nóng, say nắng dẫn đến tử vong.

1.2. Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh

Khi nhiệt độ môi trường làm việc dưới 18 °c,độ ẩm cao ,tốc độ gió lớn dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể NLĐ,rối loạn thần kinh trung ương,gây co mạch, cảm lạnh , viêm tắc tĩnh mạch,thấp khớp,viêm phế quản ,viêm phổi ,viêm loét dạ dầy …

2. Ảnh hưởng của ánh sáng không phù hợp

– Khi NLĐ làm việc ở môi trường có độ chiếu sáng thấp lâu dài sẽ gây mệt mỏi, đau đầu, giảm thị lực dẫn đến cận thị, có thể loạn thị, thao tác không chính xác, giảm năng suất lao động, dễ gây tai nạn lao động, giảm tuổi thọ nghề nghiệp của NLĐ.

– Khi NLĐ làm việc môi trường có độ chiếu sáng quá cao cũng gây ảnh hưởng đến mắt như gây chói mắt, tổn thương võng mạc, màng tiếp hợp, tiếp xúc lâu có thể bị đục nhân mắt.

3. Tác hại của bụi

3.1. Các bệnh đường hô hấp

+ Các bệnh bụi phổi: bệnh bụi phổi-silic, bụi phổi-bông, bụi phổi-amiăng….

+ Ung thư: do asen và hợp chất của asen, cromat, chất phóng xạ, sợi amiăng..

+ Bệnh nhiễm độc hệ thống: mangan, chì, cadimi và các hợp chất.

+ Dị ứng và những đáp ứng nhậy cảm khác: Nhiều bụi thực vật như bụi bã mía, bông, bột gạo, đay, rơm, chè, thuốc lá, gỗ là những chất có thể gây dị ứng do hít phải, có thể gây hen, sốt rơm hoặc ban mày đay.

Ngoài ra một số loại bụi có thể gây nhiễm khuẩn: Các hạt chứa nấm, virut hoặc các mầm bệnh vi khuẩn.

3.2. Những tác hại ngoài đường hô hấp

+ Tổn thương ở da và niêm mạc:

– Bệnh viêm da, niêm mạc.

– Dị ứng.

– Ung thư da.

+ Những hậu quả sau khi vào qua da, dạ dày-ruột:

– Nhiễm độc.

4. Tác hại của tiếng ồn

– Ảnh hưởng đặc trưng: ảnh hưởng lên cơ quan thính giác. Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn cao đầu tiên sẽ mệt mỏi thính giác rồi đến giảm dần thính lực, cuối cùng là giảm toàn phần thính lực gây bệnh “Điếc nghề nghiệp”.

– Các ảnh hưởng khác: Ảnh hưởng tới hệ thân kinh gây mệt mỏi, suy nhược thân kinh, ức chế tiêu hoá, rối loạn chức năng hệ tim mạch. Làm nặng thêm một số bệnh khác, giảm năng suất lao động và tăng tỷ lệ tai nạn lao động.

5. Các loại bệnh lý do rung chuyển gây ra

– Bệnh rung chuyển nghề nghiệp: rung cục bộ có tần số cao.

– Bệnh có tính chất nghề nghiệp: ảnh hưởng do rung toàn thân tần số thấp cộng hưởng với cơ quan nội tạng và cột sống gây ra. Tiếp xúc ít ở giai đoạn nhẹ các biến đổi có thể hồi phục.

6. Tác hại của phóng xạ

Tác hại của bức xạ ion hoá đối với cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố: liều lượng, thời gian, cách thức chiếu xạ; phụ thuộc vào các tính chất và loại tia bức xạ; phụ thuộc trạng thái cơ thể và tính cảm thụ của cá nhân, tế bào.

– Bệnh phóng xạ cấp tính: bệnh xảy ra khi bị chiếu toàn thân một liều lớn hoặc nhiều liều liên tiếp do các vụ nổ hạt nhân, tai nạn lò phản ứng, mất an toàn trong khi quản lý và sử dụng nguồn phóng xạ trong công nghiệp, điều trị phóng xạ quá liều. Bệnh chia làm 4 giai đoạn nhưng nếu nặng sẽ bị tử vong ở giai đoạn 3. Giai đoạn 4 là thời kỳ hồi phục các rối loạn chức năng.

– Bệnh phóng xạ mạn tính: bệnh có thể xuất hiện khi bị chiếu xạ một lần với liều cao hay bị chiếu liều nhỏ, nhiều làn, kéo dài. Bệnh xảy ra qua 3 giai đoạn và có khi để lại các biến chứng rất nguy hiểm đối với máu và cơ quan tạo máu, cơ quan sinh dục, ung thư… Ngoài ra, bức xạ ion hoá còn gây các tổn thương mạn tính khác như đục nhân mắt, viêm da, viêm xương….. Chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể tập trung ở cơ quan hoặc tổ chức nào sẽ gây biến đổi bệnh lý tương ứng.

7. Ảnh hưởng hoá chất độc

– Hoá chất độc có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua da và đường tiêu hoá. Hoá chất độc cũng được đào thải qua đương tiết niệu, mồ hôi, nớc bọt và sữa mẹ.

– Theo công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) năm 1990 đã phân loai độc tính như

sau:

+ Độc tính của hoá chất đối với cơ thể;

+ Các tính chất hoá, lí kể cả phản ứng ô xy hoá, tính cháy nổ;

+ Tính chất ăn mòn;

+ Tính gây mẫn cảm, dị ứng;

+ Gây quái thai và biến đổi gien;

+ Gây ảnh hưởng đến hệ sinh sản.

– Khi NLĐ tiếp xúc với hoá chất có thể bị nhiễm độc cấp tính mãn tính tuỳ thuộc vào nồng độ của hoá chất độc trong môi trường sản xuất.

– Nhiễm độc cấp tính khi NLĐ tiếp xúc với hoá chất có nồng độ cao vượt ngưỡng TCVS cho phép nhiều lần trong thời gian ngắn, gây bỏng hoá chất, ngạt thở dẫn đến tử vong.

– Nhiễm độc mãn tính: Trong tổng số 21 bệnh nghề nghiệp đang được bảo hiểm xã hội đã có

tới 12 bệnh nghề nghiệp liên quan đến nhiễn độc hoá chất mãn tính như: nhiễm độc Thuỷ

ngân và các hợp chất Thuỷ ngân, nhiễm độc TNT, nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen vô cơ, nhiễm độc nghề nghiệp do chì và các hợp chất của chì… Nhiễm độc hoá chất mãn tính gây tổn thương toàn thân hoặc từng bộ phận chức năng cơ thể như thần kinh, gan, thận, da, hô hấp …

– Hoá chất độc ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ trong quá trình mang thai hoặc cho con bú vẫn tiếp xúc với hoá chất.

– Ngoài ra, hoá chất độc còn làm biến đổi gien gây ung thư cho bản thân NLĐ và cả thế hệ sau.

8. Các vi sinh vật gây bệnh

Các vi sinh vật gây bệnh có thể gây bệnh cấp và mãn tính cho NLĐ.Họ là những người làm việc trong môi trường lao động có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ súc vật mang bệnh,từ bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh Lao, AIDS, SARS hoặc do muỗi đốt truyền bệnh sốt rét.. .Hiện nay ,ở nước ta mới có 3 bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật gây hại cho NLĐ được bảo hiểm xã hội là: Bệnh Lao nghề nghiệp , bệnh viêm gan do virus và bệnh Leptôspira nghề nghiệp .


Hãy gọi cho chúng tôi